Tư vấn về phương pháp hàn đắp

Hỏi: Công ty chúng tôi sẽ tiến hành hàn đắp khắc phục búa máy đập đá vôi bị mòn trong thời gian tới. Vui lòng tư vấn giúp phương pháp hàn đắp. Búa máy làm việc trong điều kiện chịu va đập lớn vật liệu làm búa là ZGMn12Cr2. Vậy que hàn sử dụng trong trường hợp này phải đáp ứng ra sao? Phương pháp hàn có gì đặc biệt? 

Trả lời:

Vì búa đập trong xi măng chịu va đập lớn, nên thông thường người ta dùng que hàn có hàm lượng ~13%Mn để hàn phục hồi. Loại que hàn này có đặc tính tự tôi, tăng cứng trong quá trình va đập, độ cứng trong quá trình làm việc có thể đạt từ 40-47HRC, tuy nhiên khi mới hàn thì độ cứng chỉ khoảng 15-20HRC. Do vậy để đạt hiệu quả tốt nhất, sau khi hàn xong lớp que hàn Mn, người ta phủ thêm lớp que hàn chống mài mòn, độ cứng khoảng 50-60HRC. Khi lớp bên ngoài vừa mòn thì lớp bên trong cũng đã đáp ứng được yêu cầu làm việc.

Hàn que hàn Mn và các vật liệu chứa ~13%Mn cần lưu ý, không được để nhiệt độ hàn vượt quá 200oC. Vì nếu vượt qua nhiệt độ này, Mn sẽ mất đặc tính tự tôi. Thông thường người ta hàn phân đoạn cách nhau khoảng 20mm, không để nhiệt tập trung và thậm chí dùng nước làm nguội liên tục để giảm nhiệt độ khu vực hàn. Không sấy que hàn. Có thể hàn nhiều lớp nhưng tốt nhất không quá 20mm.

Bạn có thể tham khảo thêm về kỹ thuật hàn đắp tại đây: 

  1. Đắp mặt phẳng
  • Làm sạch cẩn thận bề mặt vật đắp
    Chọn que hàn (chiều dày, đường kính) phù hợp với yêu cầu của lớp đắp.
  • Cường độ dòng điện đảm bảo lượng kim loại cơ bản nóng chảy là ít nhất.
  • Khi đắp, do diện tích bề mặt nung nóng lớn, số lần nung nóng nhiều nên vật đắp dễ bị biến dạng. Do vậy, khi đắp cần phải phân bố đường đắp thích hợp để nhiệt độ trên bề mặt vật đắp tương đối đồng đều. Các đường đắp phải ngược chiều nhau, có cùng chiều rộng.
  • Đường đắp sau phải trùm lên ít nhất 1/3 chiều rộng của đường đắp trước để bề mặt vật đắp phẳng và đảm bảo kim loại cơ bản trong kim loại đắp nhỏ.

2. Đắp mặt trụ

Có thể tiến hàn theo hai phương pháp: đắp theo đường sin và đắp theo chu vi. Đắp theo chu vi tương đối khó thao tác, do vậy khi đắp mặt trụ thường đắp theo đường sin.

Về nguyên tắc, đắp theo đường sin tương tự như đắp mặt phẳng, nhưng khi đắp cần chú ý: các đường đắp bố trí đối xứng qua tâm vật đắp. Khi đắp nhiều lớp, các lớp đắp sau vẫn đắp theo đường sin, nhưng vị trí các đường đắp sau nằm ở khe lõm do các đường đắp trước tạo nên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *